#Giống #Gà #Tre #Phổ #Biến #Nhất #Trên #Thế #Giới
20+ Giống Gà Tre Phổ Biến Nhất Trên Thế Giới
Giống gà tre ngày nay càng ngày càng phổ biến theo nhu cầu sử dụng của con người. Chúng được phân loại theo từng dòng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng như gà tre đá, gà cảnh hoặc phân loại theo vị trí địa lý, theo đặc điểm. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dòng gà này thì gadondatviet.com sẽ liệt kê ra những dòng gà tre phổ biến nhất hiện nay.
Gác giống gà tre đá
Với đặc điểm ngoại hình của mình thì chúng thực sự phù hợp cho các trận đá gà gay cấn và cam go. Những trận đá gà này phổ biến nhất ở miền Nam hoặc các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippine…
Gà tre Thái
Sinh ra ở Thái Lan có bộ môn chọi gà được coi là hợp pháp và hợp lệ. Vì thế mà số lượng người nuôi gà đá cực nhiều cả gà chọi và gà tre. Những chú gà tre tại đây có sức đánh căng, tinh tế và cực nhanh. Có thể kết liễu đối thủ nhanh gọn khi được sử dụng thêm cựa sắt hoặc cựa dao. Trọng lượng phổ biến của dòng gà này rơi vào khoảng từ 1 cho tới 1,5kg. Vóc dáng cao so với các dòng gà tre thông thường, lông gọn gàng không quá rậm rạp thích hợp cho các trận đánh.
Gà tre Mỹ
Được gắn mác gà ngoại quốc nên dòng gà này cũng được sử dụng nhiều để làm gà đá cựa. Chúng có vóc dáng to lớn và chắc nịch hơn so với các dòng khác. Không có chiều cao thanh mảnh như gà Thái nhưng bù lại có sự chắc chắn và lỳ đò. Vì thế mà nhiều người sử dụng các loại gà này trong những trận gà đá cựa tại các trường gà lớn. Ngoài ra cũng có những cá thể lai tạo giữa gà Mỹ và các dòng gà khác để mang tới những ưu điểm của các dòng gà này.
Vẻ ngoài khác biệt còn tới từ hệ thống đầu cổ, tỉ lệ thân mình và các loại mào. Nói thì khó nhưng nếu các bác nhìn hình ảnh có thể nhận ra luôn.
Gà tre Asil
Được lai tạo giữa các dòng gà tre thường và gà Asil. Thừa hưởng được sức chịu đòn cực tốt của dòng gà này. Tuy nhiên trọng lượng của chúng cũng nặng hơn khi trong khoảng 1,5-2kg hoặc có thể hơn. Vóc dáng to lớn cho phép có lợi thế hơn trong các trận chiến của mình. Dòng gà Asil là dòng gà gần như lớn nhất thế giới nên các gà lai gà tre cũng gần như vậy. Đây thực sự là đối thủ xứng tầm cho gà Mỹ hoặc gà Thái.
Gà tre Bắc
Xuất hiện nhiều tại miền Bắc của Việt Nam. Tuy chúng không nổi tiếng về các trận đánh khi phẩm chất không quá tốt. Đôi khi cũng được mang ra đánh cho vui nên cũng được xếp vào danh sách này. Trọng lượng rơi vào khoảng 1,5kg đổ lại đối với gà trống và 1kg đổ lại với gà mái. Vóc dáng không quá cao với bản tính thiện chiến nhưng không quá dai sức. Nếu để xét yếu tố đánh đấm thì gà tre Bắc xếp cuối cùng trong các dòng giống gà tre đá.
Các giống gà tre cảnh
Bao gồm các dòng gà có vẻ đẹp ngoại hình khác biệt so với các dòng gà tre thông thường. Không chỉ bộ lông mà màu sắc lông cũng được chú ý tới chúng. Một số loại có hình dáng khác biệt nên tạo sự thích thú cho người nuôi và sử dụng.
Gà Tân Châu
Dòng gà nổi bật nhất trong số gà cảnh là gà Tân Châu. Chúng đáp ứng được các yếu tố về hình dáng, sự cân đối và thuận tiện trong việc nuôi nhốt. Hơn nữa việc có hệ thống màu lông đa dạng cũng giúp chúng đừng đầu tiên trong bảng xếp hạng này.
Dòng gà Tân Châu có bộ lông cân đối và đẹp mắt với hệ thống lông bờm, lông mã, lông đuôi đều rất bắt mắt. Hơn nữa chúng lại tương đối phù hợp với việc nuôi nhốt và làm cảnh khi có chiều dài lông vừa phải. Đáp ứng tốt trong việc nuôi, chăm sóc và phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Nổi bật nhất là hệ thống lông mã, bờm và lông đuôi đều chạm đất. Tạo nên sự mượt mà uyển chuyển khi kết hợp với trọng lượng cơ thể vừa phải khoảng 1kg cho tới 1,2kg.
Gà Onagadori
Xếp thứ 2 là dòng gà tre cảnh tới từ Nhật Bản. Đặc điểm nhận dạng của dòng gà này là hệ thống lông đuôi cực dài và phát triển theo tuổi của gà. Tức là chúng sẽ dài mãi nếu như gà càng có nhiều tuổi. Số lông này không rụng theo mùa hàng năm vào mùa thay lông. Vì thế mà lông đuôi của chúng khá dài lên tới khoảng 8-10m là chuyện bình thường. Thậm chí có những cá thể được ghi nhận lên tới 13m chiều dài lông đuôi.
Gà Onagadori được chính phủ Nhật Bản bảo vệ và bảo tồn khá nghiêm ngặt. Nhằm đảm bảo giữ được nguồn gen quý của dòng gà này. Do số lượng lông quá dài nên việc nuôi nhốt gà tre cảnh này cũng khá khó khăn. Chúng cần có không gian rộng lớn kết hợp với ít vật cản để không bị gãy lông, rụng lông. Những người nuôi gà sinh sản thường cắt bớt lông để tiện hơn trong quá trình đạp mái.
Gà Phoenix phượng hoàng
Kết quả của việc lai tạo giữa gà cảnh của Đức và gà Onagadori. Vì thế mà ngoại hình của 2 dòng gà này tương đối giống nhau. Nếu không có kiến thức thì rất khó để nhận biết. 2 dòng gà này nổi bật nhất và được ưa chuộng là gam màu nhạn. Đây là gam màu trắng tạo cảm giác tươi mới sạch sẽ. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn khi làm sao để giữ được lông đuôi dài và sạch không dính bẩn.
Phân biệt giữa gà tre cảnh Onagadori và gà Phoenix chỉ bằng cách xem chu kỳ rụng lông của chúng. Do đã được lai tạo nên gà tre phượng hoàng thường rụng lông vào mùa hàng năm bắt đầu từ đầu hè cho tới cuối thu. Ngược lại dòng gà Onagadori lại không rụng lông và mọc dài theo suốt tuổi đời của mình.
Gà Ohiki
Thêm một dòng gà tre cảnh nữa tới từ Nhật Bản. Khác biệt với 2 dòng gà được nêu phía trên đó chính là chiều dài lông đuôi và ngoại hình. Chúng không có chiều dài như vậy mà chỉ nổi bật với vóc dáng lùn và lông rậm dày. Vì thế nếu nhìn qua có thể nhận ra ngay dòng gà này. Bộ lông dày với chiều cao thấp tưởng chừng như cục bông di động nên nhiều người tìm tới Ohiki như một loại gà cảnh để làm đẹp trong khu vườn.
Gà Sumatra
Dòng gà tới từ Indonesia với một màu đen đặc biệt của mình. Chúng gần giống với dòng gà mặt quỷ được nhắc tới. Tuy nhiên đây là dòng gà tre không phải hoàn toàn 100% là màu đen. Chúng cũng là những gam màu tối nhưng là màu xám hoặc xám khói. Một số bộ phận khác của gà vẫn có những gam màu khác như hồng, trắng hoặc đỏ.
Vóc dáng của chúng khá to lớn với bộ lông xám tối bắt mắt. Vóc dáng khoan thai, cân đối và tạo nên điểm nhấn trong số các dòng gà khác. Giống gà tre này không có lông màu khác và vì thế nếu có thì chúng sẽ có giá đặc biệt cao.
Gà Serama
Vóc dáng tí hon tới từ dòng gà tre cảnh đặc biệt này. Không chỉ sở hữu trọng lượng nhẹ mà hình dáng của chúng cũng thật sự đặc biệt. Kiểu dáng oai vệ hùng dũng với dáng đứng thẳng 90 độ và ngực ưỡn vươn ra ngoài. Bước đi khệnh khạng như một tướng quân tí hon khiến ai cũng phải để ý. Ưu điểm của chúng chính là vóc dáng và trọng lượng nhỏ. Nhờ đó mà nếu có muốn nuôi cũng không cần tốn nhiều diện tích. Chỉ cần 1 chiếc lồng chim hoặc khu nuôi nhốt nhỏ là có thể nuôi dễ dàng.
Gác giống gà tre theo vị trí địa lý
Có những dòng gà không thuộc các loại gà trên. Vì thế mà chúng tôi bổ xung thêm 1 chuyên mục nữa để sắp xếp chúng vào đây để phù hợp hơn.
Gà tre Bantam
Đây là ám chỉ những cá thể dòng gà tre nhỏ được xếp vào dạng này. Thực sự thì cũng nhiều dòng gà được gọi là bantam do trọng lượng nhẹ của mình. Với nhiều nước thì dòng gà này chính là dòng gà Bắc Kinh được lưu lạc tới những nước phương Tây. Gà tre batam có trọng lượng nhỏ và lông dày. Tính cách khá hiếu chiến và dữ tợn đối với gà trống và hiền hơn đối với gà mái.
Gà tre Nam Kinh
Nghe tên thì có vẻ là gà thuộc Trung Quốc nhưng thực ra nó là giống gà tre của Anh Quốc. Tuy nhiên nguồn gốc của chúng thì đúng là dòng gà từ Đông Nam Á và cụ thể hơn là ở Nam Kinh , Trung Quốc. Sở hữu màu lông vàng da bò với kích thước nhỏ nên cũng được xếp vào dạng gà tre Bantam như định nghĩa phía bên trên. Đặc biệt dòng gà này chỉ có 1 màu duy nhất đó là màu lông vàng bò. Còn lông đuôi màu đen có thể biến đổi 1 chút về màu sắc.
Gà tre Bốt
Dòng gà tre tới từ Hà Lan với trọng lượng chỉ khoảng 0,85kg nổi bật với hệ thống lông trên bàn chân và các khớp chân. Chúng được sử dụng chủ yếu để làm gà cảnh với những đặc điểm của mình. Ngoài ra sở hữu bộ lông xù rậm và hơi ưỡn về phía trước. Do để làm gà cảnh nhưng lại hơi khó chăm sóc để giữ được vẻ đẹp của các sợi lông trên chân và các khớp. Vì thế những người nuôi gà kiểng khá cầu kỳ khi phải cho chúng đứng trên những tấm đệm để có thể đảm bảo được các sợi lông này.
Bài viết này sẽ vẫn tiếp tục khi chúng tôi bổ xung thêm các dòng gà tre khác trên thế giới. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy comment cho chúng tôi biết nhé. Ủng hộ Blog Gà Chọi ngay nhé!